Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Hồ sơ bảo lãnh sẽ thế nào khi người bảo lãnh qua đời? - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Hồ sơ bảo lãnh sẽ thế nào khi người bảo lãnh qua đời?

Câu hỏi: Tôi được chồng bảo lãnh (Diện Vợ/chồng của công dân Hoa Kì IR1/CR1) nhưng chưa kết thúc thì chồng tôi chết vậy tôi có thể qua Mỹ được không?

Trả lời:

Chào chị Hiếu, thành thật chia buồn cùng chị và gia đình. Mong chị sẽ sớm vượt qua mất mát này và được đoàn tụ với người thân tại Mỹ. SG VISA sẽ giúp chị hiểu rõ hơn về luật di trú Mỹ về trường hợp bảo lãnh của chị.

Vào tháng 10 năm 2009, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký một đạo luật mới cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng đã kết hôn bao lâu.

Các điều kiện đủ để mở hồ sơ bảo lãnh I-360 (xin thẻ xanh khi người phối ngẫu qua đời):

  1. Đương đơn đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ, người này hiện nay đã mất và phải là công dân Hoa Kỳ vào thời điểm mất.
  2. Chồng/Vợ quá cố của đương đơn chỉ mất dưới 2 năm trước ngày đương đơn tự nộp hồ sơ bảo lãnh theo diện này.
  3. Đương đơn chưa chính thức chia tay với chồng/vợ quá cố của đương đơn vào thời điểm người đó mất.
  4. Đương đơn vẫn chưa tái hôn.

Trở lại trường hợp của chị Hiếu, SG VISA không biết chồng quá cố của chị đã mở hồ sơ bảo lãnh cho chị hay vẫn đang trong tiến trình chuẩn bị hồ sơ để gửi cho USCIS và đã hội đủ những điều kiện cần thiết như trên hay không?

Nếu hồ sơ của chị đã hội đủ các điều kiện trên và hồ sơ chưa được mở thì chị có thể tự đi nộp hồ sơ bảo lãnh mẫu I-360 trực tiếp với Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ.

Việc đầu tiên chị cần làm đó là chuẩn bị các giấy tờ chứng minh cuộc hôn nhân của chị và chồng quá cố của chị là cuộc hôn nhân “thật” và chị không làm đám cưới chỉ vì muốn được cấp thẻ xanh.

Ngoài các giấy tờ đơn từ cần chuẩn bị và “Giấy đăng kí kết hôn” là bằng chứng tốt nhất cho cuộc hôn nhân của chị và chồng quá cố, chị cũng nên nộp cho Sở Di Trú một số tài liệu, bằng chứng để củng cố hơn cho việc xác minh cuộc hôn nhân của chị và chồng quá cố như:

  1. Giấy tờ cho thấy chị và chồng quá cố có chung tài sản, như nhà cửa, đất đai, hoặc xe cộ;
  2. Hợp đồng thuê mướn hay biên nhận cho thấy chị và chồng qúa cố của chị đã sống chung với nhau;
  3. Tài liệu cho thấy chị và chồng quá cố của chị sử dụng chung về tiền bạc như sổ tài khoản ngân hàng và sổ tiết kiệm;
  4. Giấy khai sinh con cái ra đời qua cuộc hôn nhân của chị và chồng quá cố (nếu có);
  5. Các tài liệu khác chứng minh rằng cuộc hôn nhân là “thật”, ví dụ như “lời khai cá nhân” (trong đó miêu tả hai người gặp nhau như thế nào, vì sao quí vị làm đám cưới, và điều gì xảy ra trong hôn nhân của quí vị), cùng gia nhập trung tâm thể dục, cùng đứng tên chung bảo hiểm xe và sức khỏe hoặc “giấy xác nhận mối quan hệ của người thứ ba” cũng quan trọng không kém.

Trường hợp hồ sơ bảo lãnh đinh cư (I-130) của chị đã được mở tức là chồng quá cố của chị đã nộp hồ sơ bảo lãnh I-130 cho chị rồi thì chị không cần phải nộp lại và Sở Di Trú sẽ tự động chuyển hồ sơ bảo lãnh đó sang hồ sơ self-petition theo mẫu đơn I-360. Việc chị cần chuẩn bị là “Giấy chứng tử” của chồng chị khi Sở Di Trú yêu cầu chị cung cấp giấy tờ này để có thể chuyển hồ sơ bảo lãnh của chị sang I-360.

Nhưng chị cũng lưu ý là giai đoạn chuyển tiếp này chỉ áp dụng đối với góa phụ kết hôn dưới 2 năm tại thời điểm người bảo lãnh qua đời. Trường hợp góa phụ đã kết hôn trên 2 năm thì góa phụ phải tự làm đơn trong vòng 2 năm sau khi người bảo lãnh qua đời.

Chị có thể xem thêm thông tin trên trang Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ để được hướng dẫn chi tiết hơn.

SG VISA hy vọng đã phần nào giải đáp thắc mắc của chị Hiếu. SG VISA thân xin chúc chị sớm vượt qua nỗi buồn và được đoàn tụ với người thân tại Mỹ. Nếu chị có thắc mắc gì khác, xin vui lòng liên lạc với văn phòng SG VISA chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Thân chào,

LINH MY