Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Để định cư ở Mỹ - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Để định cư ở Mỹ

Trong những bài viết này, SG VISA chúng tôi mong muốn chia sẻ cùng quý độc giả cái nhìn sơ lược về nhu cầu đi Mỹ của cộng đồng người Việt chúng ta từ giữa thế kỷ trước đến ngày hôm nay.

Kể từ khi cuộc chiến tranh chấm dứt đến ngày hôm nay, trong cộng đồng chúng ta đã có rất nhiều cá nhân và gia đình đã tìm cách đi Mỹ theo nhiều cách khác nhau. Trong những năm tháng sau chiến tranh, từ năm 1975 đến 1990, có cả hàng trăm ngàn, thậm chí lên đến cả hàng triệu người Việt đã mưu cầu giấc mơ đi Mỹ qua những con đường vượt biên xin tỵ nạn. Cho đến ngày hôm nay, nhiều gia đình đã cố gắng đưa người thân của họ đi Mỹ dưới diện bảo lãnh đoàn tụ như ODP (Orderly Departure Program: Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự), và bảo lãnh vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu. Vào những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 đã có hàng trăm ngàn người Việt đã tham gia vào các chương trình nhân đạo như HO, Amerasian (Con Lai), ROVR (Người Việt hồi hương từ các trại tỵ nạn) để được đi Mỹ. Từ 2006 đến 2009 đã có trên 120,000 hồ sơ nộp vào Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn (RRS – Refugee Resettlement Section), sau này được đổi thành Bộ Phận Tái Định Cư Nhân Đạo (HRS Humanitarian Resettlement Section), do Thượng Nghị Sỹ John McCain đề xuất qua Điều Luật Sửa Đổi McCain Amendment.

Hàng năm, trong cộng đồng người Việt chúng ta, có đến hàng nhiều chục ngàn gia đình và cá nhân mong muốn được đoàn tụ cùng người thân tại Hoa Kỳ qua các chương trình bảo lãnh theo các diện vợ chồng, cha mẹ con, anh chị em, hôn thê hôn phu. Đồng thời, trong những năm gần đây khi tình hình kinh tế của Việt Nam có phát triển hơn những năm sau chiến tranh, có đến hàng trăm ngàn cá nhân ao ước được nhập cảnh Hoa Kỳ du lịch, chữa bịnh, học tập, nghiên cứu, làm việc, giao lưu văn hóa, mở rộng thị trường kinh doanh, đầu tư, v.v… Ví dụ như năm 2011 đã có gần 90 ngàn visa không di dân cấp cho cộng đồng người Việt chúng ta. Và chỉ riêng tại Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, từ ngày 01 tháng 05 năm 2012 đến ngày 06 tháng 09 năm 2012, họ đã nhận và xét duyệt 31,386 đơn “xin” visa không di dân.

Hiện nay, những lý do chính mà Hoa Kỳ vẫn là điểm đến mơ ước của nhiều người Việt và cũng của nhiều nước khác, là môi trường và cơ hội được tự do sinh sống, học tập, làm việc, đầu tư, phát triển và đoàn tụ.  Đồng thời, cộng đồng Việt Nam chúng ta tại Hoa Kỳ đến nay đã có hơn 2 triệu dân, nên rất nhiều người đang sinh sống tại Việt Nam có người thân, bà con, bạn bè, đồng nghiệp, v.v… của họ tại đây, và vì vậy những bước đầu cho cuộc sống hoặc chương trình học tập hoặc làm việc của họ sẽ được dễ dàng hơn khi có người đi trước dẫn đường.

Để có được giấc mơ Hoa Kỳ (The American Dream), rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta phải trả những cái giá vô cùng đắt đỏ. Trong những năm tháng vượt biên, hàng trăm ngàn gia đình đã hy sinh đánh đổi rất nhiều để theo đuổi giấc mơ này.  Sự cuốn hút của một tương lai tốt đẹp hơn đã thúc đẩy chúng ta quyết định theo đuổi giấc mơ Hoa Kỳ, ví dụ như trong một đoạn nhạc “chế” của cộng đồng vượt biên chúng ta viết rằng:

Vượt biên sang Hoa Kỳ, ngày mai tương lai huy hoàng.

Cũng đoạn trong bài nhạc “chế” này đã nói lên sự hối hả, thôi thúc, giục giã của những quyết định và hành động tức thời, như:

Em ơi mau lên, kẻo tàu rời bến ra khơi.

Tuy nhiên, cái giá phải trả là rất đắt, như 3 câu thơ mô tả về sự rủi ro trong hành trình mưu cầu giấc mơ Hoa Kỳ bằng con đường vượt biên:

Một là con nuôi Má,
Hai là Má nuôi con,
Ba là con nuôi cá!

Nếu “con” đi được sang Mỹ con sẽ trở thành người trợ cấp cho gia đình và hy vọng rằng từ đó gia đình sẽ phát triển và khá giả hơn. Nhưng nếu “con” không đi được và bị tù tội vì chuyến vượt biên này thì “Má” sẽ phải đi thăm nuôi “con” cho đến ngày “con” được thả. Rủi ro mất mát rất rõ ràng cho những người vượt biên là phải từ bỏ gia đình, giòng họ, bạn bè, những nơi quen thuộc, sự tự do, và thậm chí cả tính mạng để được cơ hội đi Mỹ quả là cao.

Đối với chương trình HO, cái giá phải trả trước đó cũng không kém gì so với người vượt biên. Vì theo chương trình HO được kéo dài từ những năm cuối thập niên 80 đến giữa thập niên 90 thì chỉ có những cựu quân nhân, nhân viên và thành viên của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và những người đã phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ đã bị án tù “học tập cải tạo” 3 năm hoặc lâu hơn mới đủ điều kiện tham gia. Trong quá trình làm việc tại Bộ Phận Tái Định Cư Nhân Đạo thuộc Lãnh sự quán tại Việt Nam, SG VISA chúng tôi đã có nhiều cơ hội sơ vấn hàng ngàn hồ sơ và trao đổi cùng hàng ngàn cá nhân nộp đơn chương trình này, và chúng tôi đã nghe, thấy, và hiểu rằng thời gian tù cải tạo của họ là những khoảng thời gian vô cùng khắc nghiệt. Rất nhiều gia đình dù đã trải qua thời gian tù cải tạo, bị buộc vào vùng kinh tế mới gặp khó khăn vô bờ về mặt tài chánh đến nỗi họ đã phải bán tất cả tài sản bé nhỏ của họ và vay mượn thêm những số tiền cần thiết để hoàn tất thủ tục giấy tờ và đi phỏng vấn, nhưng có người vẫn không được cấp cho cơ hội tái định cư tại Hoa Kỳ.

Đối với những người mong muốn lấy visa đi Mỹ sau này, cái giá mà họ phải trả không còn gian nan hoặc nguy hiểm như trước đây.  Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người muốn có được cơ hội đi Mỹ và họ sẵn sàng trả những cái giá rất cao, và đây cũng là lý do để cho ông Michael Sestak và đường dây “buôn visa” của ông ta hoành hành.

Mời quý độc giả đón đọc trong bài kế góc nhìn của SG VISA chúng tôi về những khó khăn và cách vượt qua những khó khăn này mà các đương đơn đã lấy được visa nhập cảnh Hoa Kỳ qua đường dây “buôn visa” của ông Michael Sestak.

Huy Tôn và SG VISA Team