Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Vụ Michael Sestak và những ảnh hưởng - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Vụ Michael Sestak và những ảnh hưởng

Trong bài viết này, SG VISA chúng tôi mong muốn chia sẻ cùng quý độc giả về những khó khăn trong thời gian này đối với các đương đơn đã lấy được visa nhập cảnh Hoa Kỳ theo đường dây “buôn visa” của Michael Sestak.  Đồng thời SG VISA chúng tôi cũng chia sẻ thông tin và kiến thức về hơn 11 triệu ngoại-kiều-sống-bất-hợp-pháp tại Hoa Kỳ (NKSBHP), gồm 1 triệu người từ châu Á, 800,000 người đến từ Nam Mỹ, 300,000 đến từ Châu Âu, và nhiều triệu người từ Mexico, và những cộng đồng khác (theo thống kế của Trung Tâm Nghiên Cứu Di Dân – Center for Immigration Studies), đang cư trú tại Hoa Kỳ và những hoạt động của họ nhằm giảm thiểu rủi ro bị bắt giữ và trục xuất bởi chính quyền Hoa Kỳ.

Theo thống kê của USCIS thì năm 2011 chính phủ Hoa Kỳ đã cấp gần 32,000 visa không-di-dân và gần 90,000 visa di-dân cho cộng đồng Việt Nam, và từ ngày 01 tháng 05 năm 2012 đến ngày 06 tháng 09 năm 2012, thì LSQ đã cấp 20,362 visa và từ chối 11,024 visa không-di-dân. Cũng cùng khoảng thời gian này, Michael Sestak đã chấp thuận cấp 5,040 visa và từ chối 449 không-di-dân. Vì nhu cầu sử dụng visa của cộng đồng người Việt rất cao nên cựu viên chức Michael Sestak và một số đồng nghi phạm đã tạo ra đường dây “bán visa”, và họ đã rầm rộ rao bán visa qua internet và truyền miệng đến với cộng đồng tại Việt Nam và Hoa Kỳ.

Vào ngày 13 tháng 05 năm 2013 tại Nam California, Michael Sestak, cựu giám đốc Bộ Phận Visa Không Định Cư của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã bị bắt vì tội âm mưu gian lận và hối lộ về việc cấp visa cho hàng ngàn đương đơn với cơ hội nhận visa kém nếu không trả một số tiền từ 20,000 USD đến 70,000 USD. Nếu bị tòa phán quyết có tội, ông Sestak có thể bị án tới 20 năm tù.

Trong khoảng thời gian này khi vụ án của Michael Sestak và các đồng-nghi-phạm vẫn chưa được tòa xét xử, những đương đơn đã được Michael Sestak cấp visa và hiện đang còn lưu trú tại Hoa Kỳ chắc hẳn sẽ rất lo lắng, nhất là những đương đơn đã phải trả một số tiền khổng lồ từ 20,000 USD đến 70,000 USD, và đặc biệt là những đương đơn đến từ làng An Bằng, xã Vĩnh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế khi tên ngôi làng này đã được nêu rõ trong một bức thư nặc danh gửi cho giới chức chính phủ Hoa Kỳ tố cáo về đường dây “bán visa” của Michael Sestak. Và hiện nay cũng là thời điểm rất cấp bách để các đương đơn này tìm cách hợp thức hóa sự cư trú của họ tại Hoa Kỳ.

Thông thường, đối với nhiều người ngoại quốc, từ nhiều đất nước trên thế giới nhập cảnh Hoa Kỳ và ở lại quá thời hạn visa không-di-dân cho phép, họ đã và đang làm một số việc để tiếp tục ở lại mà không bị cảnh sát và các giới chức chính phủ truy lùng, bắt giữ và trục xuất. Một cách mà cộng đồng NKSBHP thường áp dụng sau khi đã nhập cảnh theo visa du lịch hoặc thăm thân nhân là nộp đơn chuyển đổi visa thành loại visa du học để có thể tiếp tục ở lại thêm vài năm một cách hợp pháp, và để làm được điều này, đương đơn và người thân của họ sẽ tìm một trường cao đẳng hoặc đại học không nổi tiếng và yêu cầu trường này tiến hành thủ tục cho họ nhập học đồng thời chuyển đổi loại visa, và họ chỉ cần nộp cho trường một khoản tiền học phí không quá lớn.

Một cách khác những NKSBHP thường theo đuổi để tiếp tục sống hợp pháp tại Hoa Kỳ là kết hôn cùng một thường trú nhân hoặc công dân Hoa Kỳ, và để làm được việc này thì cả hai người phải có giấy xác nhận độc thân và đang trong tình trạng có thể kết hôn. Đây cũng là cách mà rất nhiều ngoại kiều được nhập cảnh và định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình. Tuy nhiên, để thuyết phục được USCIS là hôn nhân của họ được xuất phát từ mục đích đoàn tụ vì tình yêu và mối liên hệ vợ chồng của họ đã tồn tại trong quá khứ, hiện nay đang tiến triển, và sẽ tiếp tục trong tương lai. Họ cần gom góp thông tin cá nhân của nhau, gom góp kiến thức về đời sống của nhau, và xây dựng bằng chứng cho thấy mối liên hệ của họ là thực và không vì mục đích định cư. Đối với các NKSBHP là phái nữ, việc sanh con tại Hoa Kỳ cũng là cách tốt để giúp họ tiếp tục được sống để nuôi dưỡng con mình cho đến khi trưởng thành.

Và một cách khác những NKSBHP, với sự hỗ trợ của thân nhân và bạn bè, trở thành thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ là được một công ty hoặc một tập đoàn bảo lãnh. Nếu theo cách này, đương đơn phải có những kỹ năng hoặc kinh nghiệm chuyên môn mà đơn vị bảo lãnh không thể tìm được trong thị trường lao động tại Mỹ hiện nay. Những kỹ năng và kinh nghiệm này có thể được chứng minh qua các bằng cấp, kinh nghiệm làm việc trong ngành đặc biệt này được công ty cũ chứng thực, hoặc mối quan hệ với đối tượng khách hàng hoặc đối tác của công ty mà chỉ riêng đương đơn này có.

Để tránh sự truy lùng và điều tra của giới chức chính phủ, rất nhiều NKSBHP hiện nay tại Hoa Kỳ, bao gồm những người Việt đã nhập cảnh qua đường dây “bán visa” của Michael Sestak, sẽ không sống chung với người thân mà họ đã ghi thông tin liên lạc trên đơn xin visa nhập cảnh Hoa Kỳ, FORM DS-160.  Họ sẽ không sử dụng thẻ tín dụng mà chỉ dùng tiền mặt khi mua sắm và sẽ không sử dụng các phương tiện công cộng mà cần đến hộ chiếu như phi trường và máy bay. Họ cũng không khai báo thông tin cá nhân với các tổ chức, văn phòng xã hội, công ty hoặc dịch vụ giới thiệu việc làm, hoặc các nơi có thể lưu giữ thông tin cá nhân của họ trên hệ thống computer.

Trong các hoạt động hàng ngày tại nhà hoặc nơi làm việc, những NKSBHP sẽ không gây sự chú ý từ phía hàng xóm hoặc chính quyền, như gây gổ hoặc ẩu đả.  Họ làm những công việc tiền mặt mà sẽ không được khai báo với Sở Thuế (IRS), như làm cho các doanh nghiệp của người thân hoặc bạn bè, và họ sẽ luôn luôn sẵn sàng trốn ra cửa sau nếu họ thấy cảnh sát hoặc các giới chức chính phủ kiểm tra các doanh nghiệp này. Trong khi lái xe, họ sẽ cố không gây tai nạn hoặc sẽ không lái xe để khỏi bị cảnh sát bắt giữ và kiểm tra giấy tờ tùy thân.

Tóm lại, với hơn 11 triệu NKSBHP hiện nay tại Hoa Kỳ thì rất khó để giới chức chính phủ truy lùng, bắt giữ, và trục xuất hết. Và vì vụ án đường dây “bán visa” của Michael Sestak đang gây chấn động ngành ngoại giao Hoa Kỳ và được nhiều giới truyền thông đăng tin, nên rất có thể những cơ quan chính phủ sẽ truy tìm những người liên quan, bao gồm những đương đơn đã sử dụng đường dây này để khởi tố, xử phạt và trục xuất họ. Tuy nhiên, những đương đơn vẫn có thể tiếp tục sống, học tập, làm việc và phát triển tại Hoa Kỳ nếu họ nhanh chóng trở thành thường trú nhân hợp pháp.

Nếu quý vị nào có thắc mắc gì khác về vấn đề nhập cảnh hoặc bảo lãnh định cư tại Hoa Kỳ, xin vui lòng liên lạc SG VISA để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Huy Tôn và SG VISA Team