Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Những chuẩn bị cần thiết - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Những chuẩn bị cần thiết

Trong 2 bài trước SG VISA đã chia sẻ cùng bạn Dũng và quý độc giả về thay đổi mới trong luật hôn nhân Hoa Kỳ. Và cách mà nhiều đương đơn trẻ tuổi, chưa lập gia đình, công việc chưa ổn định, nguồn thu nhập chưa dồi dào, tài sản chưa nhiều và những ràng buộc của họ tại đất nước sở tại chưa chắc chắn vẫn có thể theo đuổi việc lấy visa nhập cảnh Hoa Kỳ để kết hôn cùng người yêu đồng tính. Trong bài này SG VISA xin chia sẻ kinh nghiệm về cách tiến hành hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn phu hôn thê từ Việt Nam hoặc hôn nhân tại Hoa Kỳ và thuyết phục giới chức chính phủ Mỹ.

Không riêng gì những cặp đồng tính muốn kết hôn mà ngay cả những cặp nam nữ khi làm đơn bảo lãnh nhau theo diện vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu cũng phải chứng minh được mối quan hệ của họ được xuất phất từ tình yêu mà không vì mục đích định cư. Sự khác biệt là hồ sơ hôn thê hôn phu không phải là hồ sơ di dân, vì vậy bạn không cần thiết phải lấy visa nhập cảnh để làm kết hôn tại Hoa Kỳ, thời gian bảo lãnh sẽ nhanh hơn, và chi phí sẽ thấp hơn loại visa hôn nhân.

– Hồ sơ hôn thê hôn phu có thể được tiến hành khi bạn ở Việt Nam và chưa xin giấy tờ kết hôn. Những điều kiện cơ bản để hồ sơ hôn thê hôn phu được USCIS xét duyệt và chấp thuận bao gồm:

– Người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ,

– Trong 2 năm vừa qua 2 bạn đã gặp nhau ít nhất là một lần,

– Cả 2 bạn đang trong tình trạng độc thân và có khả năng tiến đến hôn nhân,

– Người bảo lãnh phải thường trú tại Hoa Kỳ trong 6 tháng vừa qua,

– Chi phí gửi cho USCIS là 340 USD,

– Bộ hồ sơ cần có bằng chứng của mối quan hệ gửi kèm,

– Nếu người bảo lãnh đã từng nộp đơn bảo lãnh cho 2 hồ sơ hôn thê hôn phu trong quá khứ hoặc đã nộp đơn bảo lãnh cho 1 hồ sơ hôn thê hôn phu trong 2 năm vừa qua, người bảo lãnh phải nộp đơn xin khoan hồng (waiver). Và USCIS có thể từ chối cấp giấy khoan hồng nếu người bảo lãnh từng bị kết án hành hung người khác.

– 2 bạn có ý định sẽ kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đương đơn nhập cảnh Hoa Kỳ, sau đó đương đơn sẽ xin thẻ xanh có điều kiện,

– Thông thường thời gian bảo lãnh theo diện hôn thê hôn phu sẽ kéo dài từ 6 đến 10 tháng.

– Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng chỉ có thể được mở khi 2 bạn đã hợp pháp kết hôn, và hiện nay luật hôn nhân Việt Nam chưa cho phép hôn nhân đồng tính nên 2 bạn cần kết hôn tại một thành phố ở Hoa Kỳ mà luật Hôn nhân đồng tính (HNĐT) là hợp pháp. Những quy định cơ bản của hồ sơ bảo lãnh hôn nhân bao gồm, nhưng không giới hạn, những điều kiện của hồ sơ hôn thê hôn phu, và:

– Người bảo lãnh có thể là thường trú nhân Hoa Kỳ,

– 2 bạn đã đăng ký kết hôn một cách hợp pháp,

– Thời gian xét duyện hồ sơ sẽ kéo dài từ 10 đến 16 tháng

– Chi phí cho USCIS là 420 USD.

Cả 2 diện bảo lãnh, người bảo lãnh và đương đơn chuẩn bị thật tốt những bằng chứng về mối quan hệ, thông tin cá nhân của nhau, kiến thức về đời sống và môi trường làm việc cả ở Việt Nam cũng như Hoa Kỳ, tâm lý vững vàng với niềm tin rằng dù có tiếp tục sống tại Việt Nam hoặc được định cư tại Hoa Kỳ thì mối quan hệ của họ cũng không thay đổi, và sự sắp xếp hồ sơ và trình bày thông tin có thứ tự để thuyết phục được giới chức chính phủ rằng việc cấp visa cho hồ sơ bảo lãnh là chính đáng.

Những bằng chứng về mối quan hệ nên được xây dựng từ khi 2 bạn bắt đầu có ý định tiến hành hồ sơ bảo lãnh, bao gồm nhiều hình chụp ở nhiều nơi tại nhiều thời điểm khác nhau; những email hoặc chat trên internet được lưu; thư tay và bưu thiếp gửi cho nhau vào những dịp lễ hoặc ngày kỷ niệm quan trọng; bản sao kê cước điện thoại hoặc thẻ gọi quốc tế (calling cards). Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay khi internet đã thịnh hành thì loại bằng chứng này có thể không cần đến nữa. Các hóa đơn gửi tiền và quà qua đường bưu điện hoặc dịch vụ internet; hóa đơn nhà hàng của buổi đám hỏi/cưới và quà nữ trang; hóa đơn khách sạn có tên 2 bạn cho những lần đi chơi xa hoặc cùi vé máy bay và các phương tiện giao thông khác. Sổ “đăng ký tạm trú” có tên người bảo lãnh tại địa chỉ của đương đơn; tài khoản ngân hàng đồng sở hữu; tờ khai thuế chung; những tài sản chung như bất động sản và động sản. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, y tế, hoặc tài sản có tên của đương đơn hoặc người bảo lãnh là người thụ hưởng. Tờ di chúc có tên đương đơn hoặc người bảo lãnh là người thừa kế; xin con nuôi có tên cả hai bạn là phụ huynh.

Những thông tin cá nhân bao gồm, nhưng không giới hạn, tên và tuổi; cha mẹ và anh chị em của 2 gia đình và những gia đình riêng của họ. Những hôn nhân trước đây, nếu có, thông tin về vợ chồng trước, và những lý do cụ thể đã dẫn đến việc họ không còn hôn nhân với [những] người này. Con riêng và nơi chúng đang sinh sống. Sở thích và thói quen thường làm hàng ngày, cuối tuần và những dịp lễ. Những khó khăn trong cuộc sống chung hàng ngày. Những lý do gây tranh cãi giữa 2 người; những lý do dẫn đến xung đột trong cuộc sống chung hoặc bất đồng suy nghĩ. Và người bảo lãnh đã qua Mỹ năm nào, với ai, và theo diện gì.

Kiến thức về đời sống tại Mỹ và Việt Nam của nhau sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, công việc làm và thời gian bắt đầu công việc này. Thông tin về công ty và sản phẩm hoặc dịch vụ. Thu nhập hàng giờ hoặc tháng và thuế của năm gần nhất. Khoảng cách từ nhà đến công ty; tên những đồng nghiệp và xếp. Những tiền án tiền sự đã gặp phải. Tài sản sở hữu như động sản và bất động sản. Nợ đang còn phải trả. Những chi phí cần thiết cho cuộc sống. Kể từ khi quen nhau mỗi năm người bảo lãnh quay về Việt Nam thăm đương đơn bao nhiêu lần; lần đầu và lần cuối người bảo lãnh gửi tiền về cho đương đơn là bao nhiêu và khi nào.

2 bạn nên sắp xếp hồ sơ theo từng album không quá 30 trang và ghi rõ thông tin bên ngoài bìa của mỗi album để viên chức chính phủ không có lý do bỏ qua và nghi ngờ rằng bằng chứng không đủ và không thuyết phục. Đồng thời 2 bạn phải tập phỏng vấn và đặt nhiều câu hỏi cho nhau để kiểm tra sự nhất quán trong các câu trả lời.

SG VISA hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những việc cần chuẩn bị để vượt qua những thử thách về vấn đề di trú Hoa Kỳ. Nếu bạn Dũng hoặc quý độc giả có những thắc mắc hoặc câu hỏi khác, xin vui lòng liên lạc SG VISA để được tư vấn cụ thể hơn.

Huy Tôn và SG VISA Team