Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Kinh nghiệm thi Quốc tịch Mỹ cho người Việt - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Kinh nghiệm thi Quốc tịch Mỹ cho người Việt

Thi quốc tịch là kỳ thi vô cùng quan trọng đối với những thường trú nhân sinh sống tại Mỹ sau 5 năm đã và đang muốn trở thành công dân Mỹ. Tuy nhiên kỳ thi này không dễ dàng vượt qua nếu như họ không có phương pháp cũng như chưa tìm hiểu rõ. Bài viết này của SG VISA sẽ là lời khuyên cho những ai đang có ước mơ trở thành công dân Mỹ thông qua kỳ thi này

Luyện tập các câu hỏi trắc nghiệm

Tâm lý trước khi thi quốc tịch Mỹ cũng ảnh hưởng rất nhiều, cho nên trước hết bạn phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái.

Tiếp theo, bạn nên thực hành thông qua việc làm thử các đề thi theo dạng 100 câu hỏi về công dân (Lịch Sử và Tổ Chức Công Quyền). Trắc nghiệm công dân được hỏi miệng và giám khảo của Cơ Quan Quốc Tịch Và Di Trú (USCIS) sẽ hỏi ứng viên nhập tịch tới 10 trong số 100 câu. Ứng viên phải trả lời đúng 6 trên 10 câu hỏi để được đậu phần nhập tịch này.

Trong bài trắc nghiệm nhập tịch, một vài câu giải đáp có thể đã thay đổi vì các cuộc bầu cử hoặc công cử. Khi học thi, bạn cần tìm hiểu để có các câu giải đáp cập nhật nhất. Vào lúc thi phỏng vấn với USCIS (Cơ Quan Quốc Tịch và Di Trú), bạn nhớ trả lời các câu hỏi này cho đúng với tên các giới chức đang phục vụ. Giám khảo USCIS sẽ không chấp nhận câu trả lời sai.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết

Trước khi vào phỏng vấn bạn nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo những yêu cầu do Sở di Trú đề ra như thư mời phỏng vấn, hình ảnh, CMND, hộ khẩu, giấy khai sinh của đương đơn và người bảo lãnh, giấy đăng ký kết hôn nếu theo diện hôn nhân…và hãy sắp xếp chúng một cách hợp lý

Và nhớ mang đầy đủ các loại giấy tờ đã chuẩn bị khi đến phỏng vấn. Nếu thiếu thì sẽ không được thi phải đợi 1 năm mới có thể thi lại.

Đến sớm 15 phút

Hầu hết các tòa nhà nơi diễn ra các cuộc phỏng vấn nhập quốc tịch Mỹ đều yêu cầu thí sinh phải đi qua khu vực kiểm tra an ninh. Vì thế, đương đơn nên đến sớm khoảng 15 phút để có đủ thời gian kiểm tra an ninh và có tâm lý thoải mái khi phỏng vấn.

Ăn mặc lịch sự

Hãy mặc trang phục giống như khi đi phỏng vấn xin việc (tại Mỹ): Nam mặc vest; nữ mặc vest hoặc váy công sở. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng và dễ gây thiện cảm với người phỏng vấn.

Trả lời rõ ràng

Hãy thể hiện mình là người có kiến thức về Anh ngữ và hiểu biết về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ. Khi phỏng vấn phải thể hiện khả năng nghe, nói, đọc và hiểu tiếng Anh cơ bản, đối với những người trên 50 tuổi hoặc có thẻ xanh trên 20 năm thì sẽ được miễn thi tiếng Anh này. Phải trả lời đúng các câu hỏi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ, nếu bạn trên 65 tuổi hoặc có thẻ xanh trên 20 năm sẽ được miễn bài thi lịch sử này.

Nếu nhân viên phỏng vấn đọc câu hỏi quá nhỏ hay quá nhanh khiến bạn không nghe, không hiểu được thì thì hãy mạnh dạn yêu cầu họ nhắc lại câu hỏi để trả lời cho đúng

Luôn trung thực

Hãy nhớ ứng viên đã tuyên thệ sẽ thành thực trong khi phỏng vấn. Vì thế, hãy luôn nói sự thật trong suốt cuộc phỏng vấn và những gì khai báo trong đơn xin nhập quốc tịch Mỹ. Nếu bị phát hiện nói dối, Cơ quan di dân và nhập tịch có thể từ chối hồ sơ của ứng viên hoặc nếu ứng viên đã được cấp Certificate of Citizenship rồi thì vẫn bị tước bỏ quốc tịch.

Sau khi Sở Di trú chấp thuận hồ sơ xin quốc tịch Mỹ, ứng viên phải tham dự buổi lễ tuyên thệ trung thành với nước Mỹ. Tuy nhiên, nếu vì những giới hạn về thể xác hay trí tuệ khiến ứng viến không hiểu rõ ý nghĩa lời tuyên thệ thì sẽ được miễn thủ tục này.

Sau khi tuyên thệ, bạn sẽ nhận được Giấy nhập tịch (Certificate of Citizenship) nên không còn cần đến Thẻ Xanh (Permanent Resident Card) nữa và phải hoàn trả Thẻ Xanh lại cho Sở Di trú. Sau khi có Giấy nhập tịch, bạn nên làm hộ chiếu (passport) càng sớm càng tốt và dùng hộ chiếu làm giấy tờ chứng minh cho quốc tịch của mình. Bạn không nên mang theo Giấy nhập tịch trong người vì nếu làm mất bạn có thể mất cả năm để xin lại.