NÊN LÀM GÌ NẾU DỰ LUẬT CẮT GIẢM NHẬP CƯ RAISE ACT ĐƯỢC THÔNG QUA?

Với chủ trương “American Fisrt”, một lần nữa việc ủng hộ các chính sách thắt chặt nhập cư của Tổng thống Trump gây hoang mang cho cộng đồng di trú đang ấp ủ giấc mơ Mỹ bằng con đường định cư hợp pháp. Gần đây nhất, dự luật Raise Act (Reforming American Immigration for a Strong Economy) được Nhà Trắng ủng hộ hôm 03/08 dự kiến cắt giảm tỉ lệ nhập cư đến 50% trong vòng 10 năm đang thu hút sự quan tâm của ngành di trú. 

Tổng thống Trump phát biểu về Raise Act trên CNN. Xem Video bài phát biểu CNN International

Luật di trú mới của Mỹ: dự luật Raise Act thay đổi nền di trú Mỹ như thế nào?

Trước tiên cần hiểu Raise Act là dự luật được bảo trợ bởi hai thượng nghị sỹ Tom Cotton của bang Arkansas và David Perdue của bang Georgia. Raise được tổng thống Donal J. Trump xem là “chương trình định cư mới cho nước Mỹ” thay cho chương trình “định cư trình độ thấp” hiện tại, mà theo cách gọi của ông là “a terrible system” nhằm mục tiêu bảo vệ người lao động, người đóng thuế và nền kinh tế Mỹ.

Người Mỹ biểu tình về chính sách cắt giảm nhập cư. Ảnh Báo Thanh Niên.

Nhà Trắng đưa tin  President Donal J.Trump Backs Raise Act đăng ngày 26/07/2017, nội dung của Raise Act như sau:

  • Một là, tái cấu trúc hệ thống cấp thị thực hiện hành bằng cách tính điểm dựa trên trình độ, khả năng tiếng Anh, mức lương, thành tích và những sáng kiến kinh doanh như cách đánh giá của Úc và Canada.
  • Hai là, cắt giảm số lượng thị thực để giới hạn lao động trình độ thấp và không có tay nghề vào Mỹ.
  • Ba là, cho phép bảo lãnh các thành viên trực hệ như vợ chồng con cái, không cho phép các thành viên không trực hệ như cha mẹ anh chị em
  • Bốn là, loại bỏ chương trình Thị Thực Đa dạng được cho là lỗi thời dưới hình thức xổ số mà theo chính phủ Mỹ hiện nay có khả năng phục vụ lợi ích kinh tế và nhân đạo đáng ngờ
  • Năm là, giới hạn Thẻ xanh (thường trú nhân) cho người tị nạn còn 50,000 một năm.

Luật di trú Mỹ mới nhất: Sẽ ra sao nếu Dự luật Raise Act được thông qua?

Trên toàn nước Mỹ, nếu dự luật được thông qua, chỉ còn 50.000/năm thị thực được cấp cho người tị nạn, giảm 50% so với số lượng thị thực được cấp hiện nay là 100.000/năm và dự kiến sẽ diễn ra trong 10 năm sau đó.

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt hiện nay có khoảng 2 triệu người. Theo dữ liệu thống kê từ Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia Mỹ, cuối tháng 11/2016 có hơn 200,000 người Việt đang chờ bảo lãnh di trú sang Mỹ (theo BBC). Những người di dân dù có quốc tịch cũng không thể bảo lãnh cha mẹ anh chị em đến Mỹ. Chỉ có thể bảo lãnh những thành viên trực hệ như vợ chồng con cái. Điều đó thật đáng buồn đối với tất cả cộng đồng di dân ở Mỹ.

Niềm vui đoàn tụ sẽ ra sao nếu Raise Act được Quốc Hội thông qua. Ảnh Intrnet

Thang điểm của Raise Act nói lên điều gì?

Raise Act được kỳ vọng sẽ tái cấu trúc hệ thống cấp Visa không dựa vào công việc làm mà dựa vào thang điểm nhằm kiểm soát chất lượng đầu vào của người nhập cảnh và định cư Mỹ.

Theo tiêu chí của Raise Act, cộng đồng người Việt và thế giới có nhu cầu nhập cảnh và định cư tại Mỹ, những chương trình như Lao động đinh cư Unskilled Workers và Low Skilled Workers có thể được xóa bỏ. Dự luật Raise tập trung ưu tiên những người có khả năng thành công cao ở Mỹ với kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế nước này, với khoảng 140.000 người sẽ nhận được thẻ xanh mỗi năm. (Nguồn Báo Thanh Niên)

Tại Mỹ, tờ báo điện tử Time đưa ra một bài kiểm tra căn cứ trên thang điểm của dự luật Raise với chủ đề “Find Out If President Trump Would Let You Immigrate to America” (Thử xem tổng thống Trump có để bạn định cư Mỹ) thì ngay cả người bản xứ cũng cho rằng họ không đủ điều kiện định cư.

Ngay cả người bản xứ cũng không thể đáp ứng thang điểm Raise Act. Ảnh chụp từ Facebook.

“Quá trình nộp đơn cạnh tranh này sẽ ưu tiên ứng viên có thể nói tiếng Anh, tự lo tài chính cho gia đình họ, chứng tỏ được những kỹ năng họ sẽ đóng góp cho nền kinh tế của chúng ta”, Trump nói trên Reuters.

Căn cứ theo thông điệp này, câu trả lời là tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện chương trình và quá trình chuẩn bị của đương đơn. Theo các chuyên gia di trú tại SG VISA, đương đơn cần cần chuẩn bị:

  1. Ngôn ngữ: Tiếng Anh căn bản, tiếng Anh tình huống, và tiếng Anh nâng cao.
  2. Kỹ năng có liên quan đến công việc tại Hoa Kỳ: theo từng lĩnh vực theo từng thời điểm mà gia đình đương đơn nộp đơn mong muốn nhập cảnh định cư Mỹ. Ví dụ, bạn có thể thi để lấy chứng chỉ nấu ăn tại một cơ sở đào tạo bất kỳ tại Việt Nam nếu công việc khi sang Mỹ có liên quan tới nhà hàng.
  3. Tài chính: cần chuẩn bị tài chính để không trở thành gánh nặng cho nước Mỹ trong khoảng thời gian 5 năm đầu định cư.
  4. Duy trì tình trạng định cư hợp pháp trước giai đoạn được xét thi Quốc tịch Hoa Kỳ.

Đối với chương trình định cư bằng lao động EW tuy luật di trú không yêu cầu bằng cấp – không yêu cầu tiếng Anh – không yêu cầu chứng minh tài chính, nhưng thực tế cho thấy những gia đình đương đơn luôn được đào tạo tiếng Anh và có công việc cụ thể dài hạn trước khi sang Mỹ để đáp ứng tiêu chí không thành gánh nặng cho nước Mỹ và nhanh chóng hội nhập cuộc sống Mỹ.

Cần chuẩn bị những gì khi Raise Act đang còn là dự luật?

Đối với đương đơn đang mở hồ sơ và nhận được Giấy chấp thuận của Bộ di trú

Nếu hồ sơ đã nhận được chứng chỉ lao động, đã nhận được Receipt hoặc Approval của Bộ di trú thì không nên lo lắng. Luật di trú Hoa Kỳ cũng như những luật khác của Hoa Kỳ sẽ không hồi tố, nghĩa là Luật mới sẽ không điều chỉnh các trường hợp này.

Nhưng nếu như dự luật thông qua mà hồ sơ của đương đơn vẫn chưa được Bộ di trú cấp Receipt thì khả năng hồ sơ có thể sẽ được xét duyệt theo tiêu chuẩn mới, theo quy định của Luật mới.