Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Làm sao để bảo lãnh chồng qua Mỹ khi không đủ tài chính? - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Làm sao để bảo lãnh chồng qua Mỹ khi không đủ tài chính?

Kính gửi anh Huy Tôn và SG VISA Team!

Tôi xin trình bày sự việc như sau: Bạn gái tôi đi theo diện du học có Dì ruột bảo trợ tài chính và đi Tháng 10 năm 2007, nhưng sau đó làm giấy tờ kết hôn để được ở lại Mỹ, và có thẻ xanh từ năm 2009, bây giờ thì đã có thẻ xanh 10 năm và đợi thi quốc tịch, tháng 05/2010 có về 1 lần, lần thứ 2 vào tháng 5/2012, vì chi phí không cho phép nên không về nhiều…

Hiện tại bạn gái tôi đã hoàn thành thủ tục ly dị và đang single… Bản thân tôi từng xin visa du học và bị từ chối 2 lần vào ngày 14-02 và 24-02 năm 2012. Chúng tôi muốn làm hồ sơ để bạn gái bảo lãnh cho tôi sang Mỹ. Nhưng bạn gái tôi còn đi học, tài chính chưa vững, cô cũng có làm thêm, nhưng 1 tháng thì kiếm được khoảng 500 – 700 USD. Vậy thì chúng tôi phải làm gì để đủ điều kiện bảo lãnh. Mong anh và SG VISA Team giúp đỡ.

Việc kết hôn của bạn gái tôi trước đây có ảnh hưởng gì đến hồ sơ của chúng tôi không. Nếu bắt đầu mở hồ sơ thì thời gian xét hồ sơ là bao lâu, chi phí cụ thể ra sao, vì 2 đứa đang đi học nên chi phí vẫn có giới hạn. Kính mong anh Huy Tôn và SG VISA Team tư vấn và giúp đỡ. Chân thành cảm ơn! – Minh Hải

Đáp

Chào anh Phan Minh Hải, trước tiên SG VISA xin chúc mừng anh đã tìm được người bạn đời và dự định tiến đến hôn nhân.

Nếu bạn gái anh là công dân Hoa Kỳ, cô ấy có thể mở hồ sơ bảo lãnh cho anh theo diện Vợ/Chồng hoặc diện Hôn thê/Hôn phu. Để bắt đầu tiến trình hồ sơ, cô ấy phải điền đơn I-130 đối với diện Vợ/Chồng hoặc đơn I-129F đối với diện Hôn thê/Hôn phu và nộp cho Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS). Loại visa này không có giới hạn số lượng được cấp hàng năm. Vì thế hồ sơ bảo lãnh của anh sẽ được giải quyết ngay sau khi hồ sơ bảo lãnh được USCIS chấp thuận. Thông thường thời gian chờ đợi từ ngày nộp hồ sơ bảo lãnh tới ngày nhập cảnh Mỹ khoảng từ 8 tới 11 tháng đối với hồ sơ bảo lãnh diện Hôn phu/Hôn thê và khoảng từ 11 tới 13 tháng đối với diện Vợ/Chồng.

Nếu bạn gái của anh là thường trú nhân tại Hoa Kỳ (Lawful Permanent Resident). Cô ấy chỉ có thể bảo lãnh cho anh theo diện Vợ/Chồng của thường trú nhân, loại F2A sau khi anh kết hôn. Trước đây, visa F2A là loại visa có giới hạn số lượng cấp hàng năm. Visa di dân sẽ được giải quyết theo thứ tự dựa trên ngày mà người bảo lãnh đã mở hồ sơ đến khi có đủ số lượng visa cho loại này. Ngày mở hồ sơ bảo lãnh trở thành “ngày ưu tiên” cho mỗi đương đơn. Visa không thể cấp cho đến khi ngày ưu tiên của đương đơn được tới hạn. Vì số lượng hồ sơ bị quá tải, hồ sơ có thể chờ nhiều năm mới đến lượt đương đơn được phỏng vấn. Tuy nhiên, kể từ tháng 8 năm 2013, tình trạng ưu tiên các visa diện F2A là đang được thực hiện cho người dân trên toàn thế giới. Do đó, thời gian chờ đợi kể từ ngày nộp đơn đến khi có được visa cũng vào khoảng 11-13 tháng.

Theo luật hôn nhân của Mỹ thì bất cứ công dân Mỹ nào đang trong tình trạng độc thân đều có thể kết hôn với người ngoại kiều, miễn là người kia cũng đang trong tình trạng độc thân; và theo luật di trú Mỹ thì công dân Mỹ được quyền bảo lãnh vợ/chồng của mình với mục đích đoàn tụ tại Mỹ. Tuy nhiên, vì có quá nhiều hồ sơ bảo lãnh từ Việt Nam đã làm giả mạo nên Sở Di Trú (USCIS) và Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ (LSQ) sẽ xét duyệt rất kỹ những hồ sơ đã từng có những lần hôn nhân trước.

Bạn gái anh trở thành Thường trú nhân năm 2009 do kết hôn với một công dân Mỹ hay với một Thường trú nhân, sau khi có thẻ xanh 10 năm, chuẩn bị thi lấy Bằng quốc tịch thì ly dị với chồng, điều này sẽ làm cho các viên chức Lãnh Sự nghi ngờ việc kết hôn trước đây của bạn gái anh chỉ vì mục đích được định cư tại Mỹ. Do đó, để “xóa tan” sự nghi ngờ của họ, anh và bạn gái cần phải xây dựng khối bằng chứng hết sức hợp lý và thuyết phục. Khối bằng chứng này cần được duy trì liên tục để chứng minh mối quan hệ của anh chị là sự thật và được xuất phát từ tình yêu với mục đích hôn nhân, và không phải là “giả mạo nhằm mục đích tránh luật để nhập cư vào Mỹ”, mối quan hệ này đang xảy ra và sẽ tiếp tục sau khi anh đã được định cư tại Mỹ.

Về việc bảo trợ tài chính, Sở Di Trú đã ra quy định rằng người bảo lãnh hoặc đồng bảo trợ phải chứng minh họ có đủ khả năng tài chánh khi tiến hành đơn bảo lãnh thân nhân. Mục đích của việc bảo trợ tài chánh do người bảo lãnh và đồng bảo trợ cam kết là để tránh tình trạng có quá nhiều người nhập cư Hoa Kỳ, theo diện bảo lãnh thân nhân và một số trường hợp nhập cư theo diện lao động, trở thành gánh nặng của xã hội. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ có người sung túc hoặc đủ khả năng tài chánh mới có thể bảo lãnh cho thân nhân sang Hoa Kỳ định cư. Nếu trong hồ sơ chỉ có người bảo lãnh và đương đơn thì tổng số tiền thu nhập cần có cho năm 2014 là $19,662. Nếu thêm một người thì sẽ theo công thức sau đây:

$19,662 + (số người đi theo trong hồ sơ x $5,075) = tổng số thu nhập cần thiết.

Đầu năm 2013, SG VISA chúng tôi đã cố vấn thành công cho một cặp vợ chồng trẻ. Người bảo lãnh vẫn còn đang học đại học và chưa từng đi làm hoặc khai thuế. Khi đến với SG VISA chúng tôi, họ thật sự hoang mang vì họ không muốn đợi đến khi người bảo lãnh ra trường và đi làm mới bảo lãnh nhau. SG VISA đã tư vấn cho họ rằng người bảo lãnh sẽ nhờ một người gia đình người bạn để đồng bảo trợ, và gia đình của người đồng bảo trợ cũng phải dùng công thức trên để xác định khả năng tài chánh có đủ như quy định của USCIS. Sau hai tuần tìm kiếm và dò hỏi bạn bè, người bảo lãnh đã báo cho SG VISA chúng tôi biết rằng anh đã nhờ được một gia đình người Mỹ đồng bảo trợ tài chánh cho vợ mình. Hồ sơ của họ cũng đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận, và bây giờ họ đang chờ đón đứa con gái đầu lòng chào đời vào Tháng 06 năm 2013 tại Miami.

Trường hợp của anh Hải cũng vậy, nếu người bảo lãnh không khai thuế thì cũng phải điền mẫu I-864 khai thu nhập bán thời gian, và nhờ người có thu nhập cao khác như: Dì ruột của cô ấy giúp bảo trợ tài chính điền một mẫu I-864/I-864A/I-864P khác miễn sao thu nhập đạt đúng mức tối thiểu dựa theo công thức trên.

Mỗi hồ sơ và mỗi cá nhân đều có những thông tin, kiến thức và bằng chứng riêng và đặc biệt, nên khi SG VISA chưa được hiểu nhiều về cá nhân của anh, của bạn gái anh và mối quan hệ của anh chị thì SG VISA chưa thể cố vấn cho anh chị một cách cụ thể và đưa ra mức chi phí dịch vụ thích hợp cho hồ sơ của mình.

SG VISA hy vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc của anh và các độc giả có quan tâm cùng vấn đề tương tự. Nếu anh và quý độc giả có những thắc mắc khác, xin liên hệ cùng SG VISA để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Chúc anh Minh Hải sớm được đoàn tụ và xây dựng cuộc sống gia đình cùng bạn gái tại Mỹ.

Huy Tôn và SG VISA Team