Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Kết hôn với người Mỹ để tỷ lệ lấy visa cao hơn - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Kết hôn với người Mỹ để tỷ lệ lấy visa cao hơn

“… Gia đình em cũng định cho em kết hôn với một người Mỹ để tỷ lệ thành công cao hơn. Không biết bây giờ làm như thế nào để hồ sơ của em tốt hơn và tỷ lệ thành công cao hơn, mong SG VISA Team giúp em.” aznbadboy…@yahoo.com

Đáp

Chào bạn aznbadboy…@yahoo.com,

Cám ơn bạn đã chia sẻ những khó khăn mà gia đình bạn gặp phải trong quá trình theo đuổi giấc mơ lấy visa nhập cảnh Mỹ. SG VISA xin chia buồn cùng bạn và gia đình bạn đã nhiều lần bị LSQ từ chối visa. Và trong bài này chúng ta nên hiểu rõ những hậu quả có thể gặp phải nếu kết hôn với công dân hoặc thường trú nhân Mỹ nhằm mục đích định cư, đồng thời chúng ta cũng nên hiểu rõ những thử thách của chính phủ Mỹ trong quá trình xét duyệt hồ sơ bảo lãnh cũng như thi hành luật để ngăn ngừa và phòng chống hồ sơ giả mạo và để khởi tố những đương đơn (PA) và người bảo lãnh (PE) đồng lõa.

Chính Phủ Mỹ đã ban hành một số điều luật nhằm ngăn chặn và phòng chống tệ nạn hôn nhân giả mạo giữa ngoại kiều và công dân hoặc thường trú nhân Mỹ để được hưởng quyền lợi di trú. Năm 1986 Quốc Hội Mỹ đã thông qua Điều Luật Hôn Nhân Giả Mạo Bổ Sung được thiết lập để phản ảnh sự quan ngại về những ngoại kiều mưu cầu hôn nhân với công dân hoặc thường trú nhân Mỹ với mục đích duy nhất là định cư. Đoạn 216 của Điều Luật Hôn Nhân Giả Mạo tạo thêm phần yêu cầu 2 năm điều kiện thường trú cho những ngoại kiều kết hôn cùng công dân hoặc thường trú nhân Mỹ sau đó mới có thể trở thành thường trú nhân bình thường. Đoạn 216 này không những ảnh hưởng đến PA chính trong hồ sơ xin visa nhập cảnh hoặc xin chuyển đổi thẻ xanh có điều kiện mà còn ảnh hưởng đến những đứa con của PA chính có tên trong hồ sơ xin visa nhập cảnh Mỹ. Đồng thời, nếu hôn nhân vì lý do định cư bị phát hiện và truy tố, PE và PA có thể bị phạt lên đến 5 năm tù, 250,000 USD hoặc cả hai.

Song song với Đoạn 216 của Điều Luật Hôn Nhân Giả Mạo, Điều Luật Từ Chối Thị Thực Đoạn 212 (a)(6)(C) (Visa Denial Act Section 212(a)(6)(C)) của Bộ Luật Nhập Cư và Công Dân Mỹ có hình phạt nghiêm trọng đối với những hồ sơ cung cấp thông tin và bằng chứng giả mạo nhằm lừa gạt hoặc trình bày sai sự thật với Chính Phủ Mỹ với mục đích hưởng phúc lợi di trú. Nếu đơn xin visa của PA đã bị từ chối theo đoạn 212(a)(6)(C) vì PA đã cung cấp thông tin sai trái hoặc bằng chứng giả mạo cho Viên Chức Lãnh Sự (VCLS) trong buổi phỏng vấn, PA sẽ VĨNH VIỄN không còn hội đủ điều kiện để nhập cảnh Mỹ. Xin hiểu rằng tất cả những đơn xin visa trong tương lai mà đương đơn nộp, theo bất cứ diện visa vì bất cứ lý do và trong bất kỳ tình huống hoặc độ tuổi tác nào, cũng sẽ bị từ chối.

Cung cấp thông tin sai trái và/hoặc bằng chứng giả mạo trong buổi phỏng vấn là một hành vi phạm tội trầm trọng và sẽ có những ảnh hưởng lâu dài vĩnh viễn đến cơ hội sinh sống, học tập, làm việc, du lịch, thăm thân nhân, chữa bệnh, kinh doanh, đầu tư, hoặc phát triển tại Mỹ. Vì vậy, trước khi tiến hành hồ sơ xin nhập cảnh Mỹ, các PA nên cân nhắc thật kỹ về việc cung cấp thông tin sai sự thật và bằng chứng giả mạo. Bên trên là những hậu quả có thể xảy ra đối với những hồ sơ bảo lãnh vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu với mục đích định cư, tuy nhiên để giới chức chính phủ xác định một hồ sơ giả mạo thông thường họ sẽ dựa vào những yếu tố sau đây:

Sự nhất quán trong những thông tin cá nhân được PA và PE cung cấp trong hồ sơ và lời khai trong buổi phỏng vấn,

Sự thiếu kiến thức về đời sống, gia cảnh, công việc, thu nhập, tài sản, những lần nhập cảnh Việt Nam của PE từ khi quen nhau, lần gặp gỡ đầu và cuối giữa PA và PE tại Việt Nam cũng như ở Mỹ và các nước khác,

Bằng chứng về mối quan hệ.

Trong 3 yếu tố này, nếu PA và PE nắm chưa rõ về yếu tố 1 và 2 và tin rằng mình có nhiều bằng chứng thuyết phục thì sẽ hiển nhiên được cho phép định cư thì rất có thể họ sẽ bị giới chức chính phủ phát hiện hồ sơ mình là giả mạo. Trong thời gian làm việc tại Bộ Phận Tái Định Cư Nhân Đạo (HRS) thuộc LSQ, tôi đã được đào tạo rất kỹ về kỹ năng bác bỏ tất cả mọi bằng chứng do PA và PE cung cấp. Ví dụ như:

– 1 tấm hình chụp chung chỉ có thể chứng minh được PA và PE ở chung với nhau trong 10 giây chụp hình và sau đó họ có thể chia tay, và vì vậy họ không thể chứng minh được họ vẫn ở chung suốt 23 giờ 59 phút và 50 giây còn lại trong ngày;

– Những Email hoặc bài “chat” qua internet không thể chứng minh được PE và PA là người “chat” mà chỉ có thể chứng minh được “accounts” của họ liên lạc nhau, và rất có thể người khác, như anh chị em hoặc bạn bè, đang dùng những accounts này;

– Thư hoặc bưu thiếp có thể được người khác viết dùm;

– Hóa đơn gửi tiền có thể được trả lại cho gia đình của người gửi;

– Vé máy bay cho 2 người đi cùng chuyến, sổ tạm trú hoặc hóa đơn khách sạn có tên cả 2 người không có thể chứng minh được buổi tối 2 người ngủ chung với nhau;

Tài sản đồng sở hữu có thể hoàn trả lại cho nhau sau khi hồ sơ bảo lãnh đã được giới chức chính phủ chấp thuận;

Bỏ tên PA trở thành người thụ hưởng gia tài hoặc các gọi bảo hiểm có thể được hủy ngay sau khi hồ sơ được chấp thuận;

Ngay cả có con chung cũng chỉ có thể chứng minh PE và PA ngủ với nhau một lần mà họ không tiếp tục sống với nhau như vợ chồng sau lần đó.

Nếu quý độc giả khác sẽ kết hôn vì tình yêu và tiến hành bảo lãnh vợ/chồng trong thời gian tới, SG VISA xin chia sẻ những thông tin, kiến thức, và kinh nghiệm để giúp quý độc giả đạt được mục đích đoàn tụ. Xin vui lòng liên lạc cùng SG VISA để được tư vấn chính xác hơn cho những thắc mắc về vấn đề di trú Mỹ khác.

Huy Tôn và SG VISA Team