Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Xu hướng siết chặt di trú – Phần 1: Danh sách đen 21 quốc gia với chương trình “hộ chiếu vàng” đầy rủi ro - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Xu hướng siết chặt di trú – Phần 1: Danh sách đen 21 quốc gia với chương trình “hộ chiếu vàng” đầy rủi ro

Trang The Guardian vừa qua đã đưa tin: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (viết tắt OECD) đã có những phát ngôn chính thức về mối đe dọa của các chương trình mua bán quyền cư trú hoặc quyền công dân, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực chống trốn thuế.

Một danh sách đen gồm 21 quốc gia vừa được công bố bởi Viện nghiên cứu Kinh tế hàng đầu phương Tây. Đây là những cái tên được liệt vào hàng nguy hiểm đối với nỗ lực chống trốn thuế quốc tế bởi các chương trình được gọi là “hộ chiếu vàng”.

Danh sách đen 21 quốc gia: http://www.oecd.org/tax/automatic-exchange/crs-implementation-and-assistance/residence-citizenship-by-investment/

3 quốc gia Châu Âu Malta, Monaco và Cyprus – là những nước đầu tiên có dấu hiệu cho phép hoạt động chương trình mua bán quyền cư trú và quyền công dân có tính rủi ro cao.

Một cơ quan có trụ sở tại Paris đã đưa ra lời cảnh báo, việc thu về 3 tỷ đô từ ngành công nghiệp đầu tư sở hữu quyền công dân đã biến quốc tịch trở thành một mặt hàng có thể mua bán được. Bằng việc tài trợ cho các quỹ tín dụng quốc gia, đầu tư vào tài sản hay trái phiếu chính phủ, một người nước ngoài có thể lấy được quyền công dân của quốc gia mà họ mong muốn sinh sống. Hay bên cạnh đó, một chương trình khác được công bố bởi vương quốc Anh cũng cho phép đổi một khoảng đầu tư đáng kể để lấy quyền cư trú.

Hiện nay, chương trình đặc biệt phổ biến là của chính phủ Malta. Quốc gia này là một thành viên thuộc châu Âu, chính vì vậy công dân của họ, bao gồm cả những người mua quốc tịch, có thể sinh sống và làm việc tại bất kỳ đâu trong EU. Kể từ năm 2014, đất nước này đã bán quốc tịch cho hơn 700 người, hầu hết là từ Nga, khối Xô Viết cũ, Trung Quốc và Trung Đông.

Các nhà lãnh đạo chính trị, cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan tình báo đang rất quan ngại, rằng các chương trình này có nguy cơ cao bị lạm dụng bởi bọn tội phạm và những kẻ kinh doanh vỡ nợ.

Trong một báo cáo chung được công bố tuần trước, Transparency International và Global Witness đã mô tả cách thức mà EU đã mở cửa cho gần 100.000 người mới và 6.000 công dân mới trong thập kỷ qua, thông qua các thỏa thuận kém chặt chẽ về mặt pháp lý.

Chương trình của các quốc gia vùng Ca-ri-bê cũng nằm trong danh sách này

Cùng nằm trong danh sách đen của OECD là một số ít các quốc gia vùng Ca-ri-bê. Những nước này đã tiên phong trong việc sử dụng các phương pháp tiếp thị hiện đại để mua bán quyền công dân. Danh sách bao gồm: Antigua & Barbuda, Bahamas, Dominica, Grenada, St Lucia, và St Kitts & Nevis, đã bán được 16.000 hộ chiếu kể từ khi khởi động lại chương trình vào năm 2006.

Sau khi phân tích các chương trình cư trú và quốc tịch do 100 quốc gia vận hành, OECD cho biết, yếu tố thu hút đầu tư của các quốc gia này là đặt ra mức thuế thu nhập cá nhân thấp đối với những nguồn tài sản hay tài chính từ nước ngoài, đồng thời cũng không yêu cầu cá nhân này phải sống một khoảng thời gian lâu dài tại quốc gia đó.

Theo các viện nghiên cứu, hộ chiếu thứ 2 có thể bị lạm dụng như một thẻ bài trốn thuế với những nguồn tài sản từ nước ngoài. Tại sao lại nói như vậy? Trước đó, các quốc gia hợp tác trong cuộc chiến chống trốn thuế quốc tế đã thỏa thuận cùng nhau một nguyên tắc chia sẻ thông tin chung. Common Reporting Standard là khuôn khổ cho phép những thông tin chi tiết về một tài khoản ngân hàng mở ở nước ngoài có thể được gửi về cho văn phòng thuế tại địa phương. Và OECD tin rằng, cách mà một người lấy được quốc tịch của một nước khác dễ dàng bằng sự giàu có của họ có thể phá hoại quy định về việc chia sẽ thông tin chung này.

Ví dụ: Một công dân của Anh có thể lợi dụng tấm hộ chiếu thứ 2 là Cộng hòa Síp để mở một tài khoản ngân hàng tại đây, và những thông tin về tài khoản này sẽ chỉ được chia sẻ với Cộng hòa Síp thay vì phải chia sẻ với cơ quan thuế của vương quốc Anh. OECD cảnh báo, phương pháp này có nguy cơ bị lạm dụng để lách các khoản thuế phải nộp tại quốc gia mẹ đẻ.

Những cái tên cuối cùng trong danh sách đen này là Bahrain, Colombia, Malaysia, Mauritius, Montserrat, Panama, Qatar, Seychelles, Quần đảo Thổ Nhĩ Kỳ và Caicos, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Vanuatu.

OECD đang có những hành động nghiêm khắc hơn trong nỗ lực chống trốn thuế

Cùng với kết quả phân tích, OECD cũng đang phát hành hướng dẫn thực tế cho phép mở các cuộc điều tra tài chính và ngăn chặn các trường hợp trốn thuế thông qua các chương trình mua quyền công dân hoặc cư trú tại quốc gia khác, nhằm đảm bảo rằng các nguồn thu nhập nước ngoài phải báo cáo rõ ràng với cơ quan thuế địa phương.

SG VISA

Theo The Guardian