Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Cần làm gì khi con đã trên 21 tuổi và không có tên trong hồ sơ bảo lãnh? - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Cần làm gì khi con đã trên 21 tuổi và không có tên trong hồ sơ bảo lãnh?

Câu hỏi
Hello, tôi có hồ sơ bảo lãnh diện F4, ngày ưu tiên July 16, 2002. Ngày chấp thuận approval October 20, 2009. Ngày phỏng vấn tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM là September 18, 2015 nhưng trong danh sách chỉ có một cháu dưới 21 tuổi, còn những người con trên 21 tuổi thì không có tên. Vậy tôi phải làm gì để tất cả các con tôi được đi cùng gia đình. Xin hỏi cách tính tuổi. Xin cảm ơn và mong đợi lời giải thích. Người được bảo lãnh chính Domi Nguyễn Chí Công.
Trả lời
Chào anh Domi, Huy Tôn và gia đình SG VISA xin chia buồn với trường hợp của anh và chúc gia đình anh sớm được bảo lãnh cùng nhau.
Như anh đã biết, hồ sơ bảo lãnh của anh thuộc diện F4, tức là diện bảo lãnh anh chị em. Theo diện này, vợ chồng anh cùng các con độc thân dưới 21 tuổi cũng được xin thị thực di dân theo hồ sơ bảo lãnh của anh.

Theo như SG VISA được biết, trong hồ sơ được bảo lãnh của anh chỉ có một cháu dưới 21 tuổi, còn những người con trên 21 tuổi thì không có tên. Đối với trường hợp này, USCIS có đưa ra Đạo Luật Bảo Vệ Tình Trạng Con Độc Thân Dưới 21 Tuổi (CSPA) để giải quyết cho những trường hợp như của anh.
Đạo luật CSPA năm 2002 có hiệu lực vào ngày 6/8/2002. Đạo luật này nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho những người con của đương đơn chính đã bị quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực do việc chờ đợi trong tiến trình làm thị thực, thời gian xét hồ sơ bảo lãnh quá lâu đưa đến số lượng hồ sơ chưa được giải quyết quá nhiều. Đạo luật CSPA chỉ được áp dụng khi hồ sơ đáp ứng được một trong những điều kiện sau:

  1. Hồ sơ bảo lãnh thị thực nhập cư được chấp thuận ngay sau ngày 06/08/2002.
  2. Đương đơn bị quá tuổi ngay sau ngày 06/08/2002 (được hưởng thêm 45 ngày).
  3. Đương đơn đã bị quá tuổi trước ngày 06/08/2002 nhưng đã nộp đơn xin thị thực trước khi quá tuổi và bị từ chối theo điều khoản 221.
  4. Đương đơn phải kiện CSPA trong vòng 1 năm kể từ ngày visa đáo hạn (ngày hồ sơ đến lượt giải quyết).

Tuổi theo đạo luật CSPA là kết quả từ việc lấy tuổi thực sự của đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt xem xét trừ đi tổng số ngày hồ sơ bảo lãnh phải chờ đợi tại Sở Di Trú (USCIS) (tính từ ngày Sở Di Trú nhận hồ sơ cho đến khi hồ sơ được chấp thuận, bao gồm tất cả khoảng thời gian chờ đợi để hồ sơ được xem xét). Ngày mở hồ sơ bảo lãnh và ngày hồ sơ được chấp thuận là ngày được sử dụng trường hợp này. Thời gian chờ đợi để được cấp giấy phép làm việc hay thời gian chờ để hồ sơ được đến lượt xem xét sẽ không được tính theo đạo luật này.

Để tính tuổi cho thanh thiếu niên trên 21 tuổi có thề đi cùng với cha mẹ di dân sang Hoa Kỳ, trước hết, chúng ta cần có những thông tin cần thiết sau đây:

  1. Ngày ưu tiên của hồ sơ Priority date.
  2. Ngày hồ sơ được USCIS chấp thuận Approval date.
  3. Ngày hồ sơ đến lượt giải quyết.
  4. Ngày, tháng, năm sinh của đứa trẻ.

Cách tính tuổi như sau:
Đầu tiên, chúng ta sẽ xem thời gian hồ sơ bị trì hoãn là bao lâu, bằng cách lấy ngày chấp thuận trừ ngày ưu tiên. Ở đây, trường hợp của anh, ngày chấp thuận là October 20, 2009 và ngày ưu tiên là July 16, 2002. Vậy thời gian hồ sơ bị trì hoãn là 7 năm. (1)
Tiếp theo, ta tính tuổi của cháu khi hồ sơ được giải quyết. Lấy ngày hồ sơ đến lượt giải quyết trừ ngày sinh của đứa trẻ. Theo anh cho biết, ngày hồ sơ đến lượt giải quyết (phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ) là ngày September 18, 2015. Anh lấy ngày này trừ đi ngày sinh của các cháu sẽ ra tuổi của các cháu khi hồ sơ đến lượt giải quyết. (2)
Cuối cùng, để biết tuổi theo CSPA, tức là tuổi được áp dụng theo Đạo Luật Bảo Vệ Tình Trạng Con Độc Thân Dưới 21 Tuổi, ta lấy tuổi của cháu khi hồ sơ được giải quyết (2) trừ đi cho xem thời gian hồ sơ bị trì hoãn (1).
Nếu sau khi thực hiện các bước trên, tuổi CSPA của các cháu đúng hoặc dưới 21tuổi thì cháu sẽ đủ điều kiện đi theo gia đình và ngược lại.
Do đó, hồ sơ nào có thời gian chờ đợi càng lâu thì càng có lợi cho việc tính tuổi CSPA của những đứa trẻ.
SG VISA hy vọng đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của anh và các độc giả có quan tâm cùng vấn đề tương tự. Nếu anh và quý độc giả có những thắc mắc khác cần giải đáp, xin liên hệ SG VISA để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Chúc gia đình anh sớm cùng nhau được sang Hoa Kỳ và có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn.
Huy Tôn và SG VISA Team.