Notice: load_plugin_textdomain was called with an argument that is deprecated since version 2.7.0 with no alternative available. in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 4091
 Hệ thống an sinh xã hội Phần Lan cung cấp cho người dân những gì ? - SG VISA

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Notice: the_category_ID đã bị loại bỏ từ phiên bản 0.71! Hãy sử dụng get_the_category(). in /home/sgvisaorg/public_html/wp-includes/functions.php on line 3896

Hệ thống an sinh xã hội Phần Lan cung cấp cho người dân những gì ?

Không giống như hệ thống an sinh xã hội của Mỹ và phần lớn các nước Tây Âu, hệ thống an sinh xã hội ở các nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan bao bọc toàn bộ dân cư, và đặc biệt, không giới hạn đối với những nhóm người yếu thế không có khả năng tự chăm sóc bản thân mình.

1. Các chương trình an sinh xã hội

Phần Lan chia phần lớn các chương trình an sinh xã hội thành các chương trình bảo đảm an sinh thu nhập và các chương trình cung cấp dịch vụ sức khỏe và xã hội.
Nguồn thu của các chương trình an sinh xã hội gồm có hai lĩnh vực là: bảo hiểm xã hội, bảo đảm thu nhập cho người già, ốm đau, phụ nữ có thai, người thất nghiệp, hoặc bị thương tật liên quan đến lao động; và an sinh thu nhập được phân thành các loại như phúc lợi, bao gồm chuyển thu nhập để trợ cấp cho các gia đình thông qua các biện pháp như trả cho trẻ em, trợ cấp người mẹ, trả cho nạn nhân chiến tranh và gia đình họ, trợ cấp tài chính cho những người tàn tật hoặc có nhu cầu bức thiết.

2. Lương hưu

Vào cuối thập niên 80, Luật Hưu trí quốc gia được cải cách nhằm mở ra cơ hội cho tất cả mọi người ở độ tuổi trên 16 tuổi. Thậm chí người nước ngoài ở Phần Lan, dù không phải là người có nguồn gốc Bắc Âu, cũng được hưởng lợi từ luật này nếu đã định cư ở Phần Lan trong thời gian ít nhất là 5 năm. Độ tuổi được hưởng lương hưu là 65 tuổi, và dao động trong độ tuổi từ 50 đến ngoài 60 nếu như người đó nằm trong trường hợp bị thất nghiệp lâu ngày.

3. Bảo hiểm ốm đau

Luật Bảo hiểm ốm đau ra đời vào năm 1963 nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho người dân Phần Lan. Luật quy định tất cả công dân đều được bảo hiểm y tế khi đau ốm. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện và trung tâm y tế đều miễn phí. Phụ nữ khi sinh đẻ được thanh toán trung bình khoảng 80% thu nhập trong thời gian 1 năm. Người sống độc thân có 1 con được thanh toán 92% thu nhập khi ốm đau, trong khi người độc thân không có con được thanh toán 77% thu nhập. Đối với những gia đình có cả vợ chồng và con, mức thanh toán bảo hiểm khi ốm đau là khoảng 90% thu nhập thực tế. Quỹ bảo hiểm ốm đau chủ yếu do nhà nước chi trả; người nhận trả thông qua 2% thuế thu nhập, chủ sử dụng lao động trả 1% lương của người lao động.

 

4. Bảo hiểm thất nghiệp

Năm 1984, Phần Lan cải cách Luật An sinh thất nghiệp, trong đó tất cả công dân Phần Lan từ 17 đến 64 tuổi đều được hưởng bảo hiểm khi thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp cho những người đang tìm việc làm là 70 Fmk/ngày và người thất nghiệp được hưởng trợ cấp này ít nhất là 500 ngày trong giai đoạn 4 năm. Những người gần 60 tuổi không có khả năng tìm việc có thể được trợ cấp thất nghiệp tương đương với một mức lương tàn tật cho tới khi họ đến tuổi được nhận lương hưu. Giới chủ và nhà nước đóng góp 95% cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong khi người lao động chỉ phải đóng 5%.

5. Trợ cấp gia đình

Trợ cấp gia đình được thực hiện dưới nhiều hình thức. Các bậc cha mẹ được nhận thông tin, hỗ trợ, tư vấn cha mẹ và sức khỏe, tiêm chủng trước và sau khi sinh con từ các bệnh viện chăm sóc sức khỏe của nhà nước. Các bệnh viện này cũng giám sát về thể lực, thần kinh và điều kiện xã hội của trẻ em và thu thập số liệu phục vụ cho các mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Việc trợ cấp cho các gia đình có trẻ em được bảo đảm dưới hình thức trợ cấp cho trẻ em, chăm sóc trẻ em, trợ cấp nuôi dưỡng và trợ cấp cho người mẹ.

5. Dịch vụ chăm sóc trẻ em

Theo luật, các trung tâm chăm sóc cộng đồng cho các gia đình Phần Lan là hình thức phổ biến với mức phí thấp. Chất lượng cao của các trung tâm này (nhân viên

được đào tạo tại các trường đại học về giáo dục trẻ em) làm cho phụ nữ Phần Lan yên tâm làm việc hơn.

Luật có hiệu lực lâu dài là Luật Chăm sóc trẻ hàng ngày năm 1973, quy định tất cả các chính quyền địa phương cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ hàng ngày tốt nhất cho tất cả các gia đình có nhu cầu. Các trung tâm chăm sóc hàng ngày hoặc tư nhân chăm sóc trẻ em đến 7 tuổi được điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc do sự ủy nhiệm của những người trông trẻ, tại gia đình của trẻ hoặc ở nơi khác. Luật Phúc lợi trẻ em năm 1983 quy định các chính quyền địa phương chăm sóc trẻ em, và cho quyền thực hiện các biện pháp đa dạng nếu một em bé bị bỏ rơi hoặc lạm dụng. Giữa thập niên 80, khoảng 2% trẻ em Phần Lan được luật này bao bọc. Một đạo luật khác năm 1983 quy định, nhục hình với trẻ em là bất hợp pháp. Đạo luật này cũng phổ biến ở các nước Bắc Âu.

6. Dịch vụ cho người tàn tật

Các cơ sở cung cấp nhà ở, đào tạo nghề, môi trường làm việc và phục hồi sức khỏe cho những người tàn tật hoạt động dưới sự giám sát của Ban Phúc lợi xã hội quốc gia, còn Ban Trường học quốc gia giám sát các trường dành cho trẻ em tàn tật. Các thiết bị đặc biệt, như chân tay giả… được cung cấp miễn phí.

7.Hệ thống y tế

Người dân Phần Lan được hưởng tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe như ở các nước phát triển cao. Phần Lan có khoảng 2.000 trung tâm y tế địa phương, mỗi trung tâm phục vụ tối thiểu 10.000 người, tạo điều kiện cho tất cả người dân Phần Lan tiếp cận bình đẳng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không tính đến thu nhập hoặc nơi họ sinh sống.

Phần lớn các trung tâm y tế có ít nhất 3 bác sỹ và khoảng 7 nhân viên trên 1 bác sỹ. Do được đào tạo nghiệp vụ cao, các y tá có trình độ tương đương bác sỹ ở nhiều nước khác. Phần lớn các trung tâm đều có các bà đỡ có nghiệp vụ cao kết hợp với chương trình chăm sóc trước khi sinh tăng cường, khiến cho tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Phần Lan rất thấp.

(Tổng hợp)